Hàng loạt ngân hàng ‘xù’ hợp đồng bảo lãnh

Danh mục

Hỗ trợ trực tuyến

Thông tin tiện ích

Bình luận mới nhất

  • Hàng loạt ngân hàng ‘xù’ hợp đồng bảo lãnh

Ngày đăng: 04/12/2012, 09:44 pm
Lượt xem: 2088
Hàng loạt ngân hàng ‘xù’ hợp đồng bảo lãnh

(ĐVO) Hàng loạt vụ ngân hàng chối bỏ nghĩa vụ bảo lãnh, các doanh nghiệp vốn điêu đứng nay lại càng khó khăn hơn. Họ không còn đủ niêm tin để vay, hay đứng ra nhờ bảo lãnh hoặc tin vào các hợp đồng bảo lãnh.

Thân anh anh mang, phận nàng...

Câu chuyện vẫn chưa đi đến hồi kết của ngân hàng SeABank trước đây đã ký chứng thư bảo lãnh cho Vinaconex Viettel (VVF) với số tiền là 150 tỉ đồng, nhưng nay lại cho rằng trái luật và trách nhiệm thuộc về cá nhân người ký đã khiến nhiều doanh nghiệp thấy bất an.

Thế nhưng, vụ việc này không phải là hy hữu vì tìm hiểu ra mới thấy có vô số những vụ “hứa một kiểu, làm một kiểu”.

Cách đây một vài tháng, một nhà băng quốc doanh cũng từ chối thanh toán số tiền đã đứng ra bảo lãnh cũng chỉ với lý do chứng thư bảo lãnh đó không hề lưu hồ sơ, và đã phát hành vượt thẩm quyền.

Sự cố này đã khiến cho các “khổ chủ” trước đó gấp rút bán thiết bị, nguyên vật liệu cho công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Tân Hồng ở Từ Liêm, Hà Nội không biết đòi tiền ở đâu. Trước đó họ bán vì tin vào sự bảo lãnh của một chi nhánh ngân hàng này.

Thế nhưng, hàng đã giao tận tay, đến thời hạn trả tiền, Công ty Tân Hồng không thực hiện được đầy đủ nghĩa vụ của mình cho các công ty đã bán thiết bị và rồi ngân hàng cũng từ chối thực hiện giao dịch.

Những ví dụ tương tự còn rất nhiều. Khi chuyện xảy ra, doanh nghiệp cũng có cái lý của doanh nghiệp, ngân hàng cũng cố bảo vệ quan điểm của ngân hàng.

Tuy nhiên, cách làm này được các chuyên gia kinh tế nhận định rằng, các ngân hàng đang vi phạm những nguyên tắc chung trong kinh doanh.

Một vị chuyên gia khác trong lĩnh vực tài chính nhìn nhận, rất khó để các doanh nghiệp có thể biết được những quy định nội bộ của một ngân hàng. Do đó, không nên đánh đố họ bằng cách này để họ tự phải xác định đâu là một hợp đồng, một chứng thư hợp lệ, không giả mạo.

Với cung cách khi vui thì vỗ tay vào, khi khó khăn thì “thân anh anh mang, phận nàng nàng vác” sẽ mang lại một kết cục xấu cho cả nền kinh tế chứ không riêng gì một doanh nghiệp.

Rồi đây ai sẽ tin vào những hợp đồng bảo lãnh?


Niềm tin mất giá

Theo bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế, nguyên Phó Chủ tịch Phòng Thương mại công nghiệp, nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng cho biết, con số 40.000 doanh nghiệp đóng cửa và giải thể từ đầu năm đến nay có thể lên đến 50.000 doanh nghiệp khi kết thúc năm 2012 và như vậy tổng cộng có 100.000 doanh nghiệp đóng cửa và giải thể trong 2 năm vừa qua.

Theo bà Lan, con số này là “bất thường” và đáng báo động, chứ không đơn giản chỉ là hoạt động đào thải của thị trường.

Trong khi đang có rất nhiều doanh nghiệp cố chèo chống để giữ lại thương hiệu vốn đã dày công gây dựng bao nhiêu năm, chỗ dựa còn lại là ngân hàng nay lại thể hiện sự rũ bỏ sẽ càng làm cho các doanh nghiệp mất niềm tin hơn.

Theo bà Lan, niềm tin của doanh nghiệp và triển vọng phát triển của Việt Nam trong thời gian tới đang khá thấp đã khiến các doanh nghiệp hiện tại không dám đầu tư và không dám vay tiền kinh doanh mới.

Giới chuyên môn cho rằng, trước khi đổ lỗi cho quy trình, các ngân hàng phải xem lại cách quản người và việc đưa ra quy trình của mình. Ngân hàng phải chịu trách nhiệm về chữ tín, con dấu và thương hiệu của mình đã được lựa chọn đứng ra bảo lãnh.

( Theo Báo Đất Việt )

Bình luận

    Chưa có bình luận nào!

Phản hồi

Bình luận từ Facebook

Tin tức khác